Xanh Xanh Agri
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

BỆNH VÀNG LÁ GÂN XANH: CÁCH NHẬN BIẾT VÀ PHÒNG TRỪ

Go down

BỆNH VÀNG LÁ GÂN XANH: CÁCH NHẬN BIẾT VÀ PHÒNG TRỪ Empty BỆNH VÀNG LÁ GÂN XANH: CÁCH NHẬN BIẾT VÀ PHÒNG TRỪ

Bài gửi by Admin Mon Aug 22, 2016 4:34 pm

Tên Việt Nam đầy đủ: Vàng lá gân xanh
Tên quốc tế: Huanglongbing, tên cũ Greening
Vi trùng/vi khuẩn gây bệnh: Ca. Liberobacter
Đối tượng bị lây nhiễm chính: cây có múi
Nguy cơ gây hại: làm giảm chất lượng quả hoặc khiến cây không thể sinh trưởng/phát triển
MÔ TẢ NGUYÊN NHÂN
Vàng lá gân xanh là bệnh hại quan trọng và nguy hiểm bậc nhất trên cây có múi. Mức độ nhẹ là gây mất chất lượng quả, cây không sinh trưởng phát triển được; mức độ nghiêm trọng là xóa sổ hoàn toàn một vùng cam (vùng cam sành Bố Hạ, Bắc Giang, Vùng cam Đường canh Văn Giang, Hưng Yên).
Do vi khuẩn Ca. Liberobacter nằm trong mạch dẫn của cây nên rất khó trừ, hiện nay chưa có loại thuốc nào đặc hiệu hoàn toàn. Vi khuẩn có đặc tính sử dụng các chất dinh dưỡng vận chuyển trong mạch dẫn của cây như kẽm, bo, mangan nên biểu hiện trên lá của cây thường là lá nhỏ hẹp, dựng đứng như tai thỏ, phiến lá biến vàng nhưng gân lá vẫn còn màu xanh do thiếu các nguyên tố dinh dưỡng như trên.
Bệnh lây lan qua vector rầy chổng cánh nên phát triển mạnh vào mùa mưa do rầy sinh sôi mạnh. Cây khi có biểu hiện bệnh cho quả nhạt như nước lã, mất phẩm chất và chất lượng. Cách xử lý được nhiều người áp dụng hiện nay là nhổ bỏ trồng cây mới.
Trước đây bệnh xuất hiện nhiều trên cây cam sành. Tuy nhiên bệnh thật sự nguy hiểm trên cây họ quýt, trong đó có cam đường canh. Hầu hết tất cả các vùng trồng cam đường canh đều xuất hiện bệnh. Ngoài ra bệnh có thể xuất hiện trên chanh ở Ba Vì. Bệnh ít xuất hiện trên bưởi.
PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ
Có rất nhiều nghiên cứu về phòng trừ bệnh tuy nhiên vẫn chưa có liều thuốc đặc trị nào thật sự có hiệu quả với vàng lá gân xanh. Nếu bệnh quá nặng cần chặt bỏ, nhổ gốc trồng cây mới.
Hai phương pháp xử lý được coi là tốt nhất hiện nay khi vườn cây đã nhiễm bệnh là:
- Tiêm kháng sinh. Kháng sinh là chất có khả năng tiêu diệt vi khuẩn, vì thế khi đưa vào mạch dẫn của cây bệnh sẽ giảm biểu hiện triệu chứng. Cây bệnh có thể khỏi hoàn toàn sau 3 tháng tiêm. Trước đây sử dụng tetracilin nhưng do loại kháng sinh này có khả năng tồn dư trên quả nên không còn được sử dụng thay vào đó là hỗn hợp kháng sinh streptomycin và penicillin. Để tiêm kháng sinh (hay đưa dung dịch kháng sinh vào mạch dẫn của cây) đòi hỏi phải có kỹ thuật và những thiết bị, vật dụng phù hợp nên tương đối khó để thực hiện.
- Phun chế phẩm nano. Đây là xu hướng có khả năng thay thế kháng sinh rất tốt. Nano với lợi thế kích thước hạt nhỏ có thể thấm thẳng vào mạch dẫn diệt trừ vi khuẩn. Ngoài ra bổ xung thêm kẽm để bù lượng kẽm đã mất cho cây. Nano tổng hợp có khả năng phòng trừ bệnh hại trong đất, một số loại côn trùng trên lá nên có hiệu quả hơn về kinh tế, giảm lượng thuốc cần phun cho cây. Hiệu quả diệu trừ vi khuẩn của nano tuy không đặc hiệu như kháng sinh nhưng xét về mặt biểu hiện nano cho biểu hiện tốt hơn rất nhiều so với kháng sinh.
- Ngoài ra, triệt để nhất trong phòng trừ bệnh là ngăn cho bệnh xuất hiện. Điều này rất khó thực hiện thông qua phòng trừ vector rầy chổng cánh, đặc biệt vào mùa mưa. Để kiểm soát sự xuất hiện của rầy ta sử dụng bẫy màu vàng đặt ở bốn góc vườn và ở chính giữa vường. Thường xuyên kiểm tra bẫy nếu thấy rầy xuất hiện lập tức phun thuốc trừ rầy. Ngoài ra cần phải vệ sinh vườn trồng, loại bỏ cỏ dại và cây rập rạp ven vườn cho rầy không có chỗ trú ngụ.

Video 1:



Video 2: 

Link tham khảo: https://youtu.be/vfu-qVmfD6o

Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 5
Join date : 22/08/2016

https://xanhxanh-agri.forumvi.net

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết